Bắt trung tướng công an 'dỏm' về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Đèn hậu
Trọng tài chính bắt trận U.23 Việt Nam gặp Malaysia tại giải châu Á là ai?
Ngày 16.1, Tổng cục Chính trị (Bộ Quốc phòng) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác báo chí, xuất bản năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Thông tin tại hội nghị, đại diện Cục Tuyên huấn - Tổng cục Chính trị cho biết trong năm 2024, toàn quân tổ chức tuyên truyền đậm nét kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, làm nổi bật tinh thần, trách nhiệm, đóng góp, hình ảnh cao đẹp của quân đội, của bộ đội Cụ Hồ trong ngày lễ trọng đại của đất nước. Tổ chức tuyên truyền bài bản, đồng bộ, đậm nét các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam…Tuyên truyền báo chí đã đạt hiệu ứng truyền thông rất cao, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước biểu dương; cán bộ, chiến sĩ, nhân dân ghi nhận, cộng đồng quốc tế đánh giá cao.Năm 2024, các cơ quan, đơn vị quân đội đã nhận được sự quan tâm đặc biệt, phối hợp hiệu quả của các cơ quan thông tấn báo chí T.Ư và địa phương. Phóng viên chuyên trách quốc phòng, quân sự của nhiều cơ quan báo chí đã nỗ lực đồng hành cùng các cơ quan, đơn vị quân đội.Từ đó góp phần tuyên truyền, lan tỏa về lịch sử, truyền thống, uy tín, vị thế, hình ảnh cao đẹp của bộ đội Cụ Hồ. Những bài báo, chương trình tuyên truyền đã góp phần thấm đậm tình cảm với quân đội, với bộ đội Cụ Hồ đã góp phần to lớn cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ toàn quân tiếp tục phát huy bản chất, truyền thống…Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, trung tướng Trương Thiên Tô, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, đề nghị cấp ủy các cấp tiếp tục làm tốt công tác lãnh đạo chỉ đạo quản lý nhà nước về công tác báo chí, xuất bản. Tích cực phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, đối ngoại quốc phòng…"Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc thế thì báo chí cũng phải bước vào kỷ nguyên mới này như thế nào? Phải suy nghĩ, tư duy để cùng với cả nước, cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân để đi vào kỷ nguyên mới…", trung tướng Tô nhấn mạnh.Tại hội nghị, Tổng cục Chính trị đã công bố quyết định về việc tặng thưởng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho 20 tập thể và 20 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong chỉ đạo, tiến hành công tác tuyên truyền báo chí về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2024.Đồng thời, công bố quyết định Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị về việc tặng thưởng bằng khen cho 20 tập thể và 20 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong tiến hành công tác tuyên truyền báo chí về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và quân đội nhân dân Việt Nam năm 2024. Trong số các tập thể, cá nhân nhận bằng khen có Báo Thanh Niên và ông Mai Thanh Hải, phóng viên Báo Thanh Niên.
Sắp về Việt Nam, ô tô Trung Quốc Chery Omoda 5 liên tiếp dính lỗi nghiêm trọng
"Khoản chi trả mang tính bước ngoặt này đánh dấu một bước nữa để Việt Nam tham gia thị trường tín chỉ carbon toàn cầu và mở ra một cơ hội mới để tài trợ cho các cam kết và mục tiêu khí hậu đầy tham vọng của quốc gia", Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam Carolyn Turk cho biết.
Trước thông tin Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi giao UBND quận 10 khẩn trương hoàn thiện khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo góp ý của Sở TN&MT đối với dự án xây dựng mới cụm Chung cư Ngô Gia Tự trước ngày 25.2.2025. Nhiều cư dân bày tỏ suy nghĩ liên quan đến dự án này. Chung cư Ngô Gia Tự được xây từ năm 1968, bao gồm 17 lô chung cư và 2 lô đã giải tỏa. Mỗi chung cư có thiết kế 3 tầng lầu và 1 tầng trệt. Hiện trạng chung cư đang xuống cấp.Với một số cư dân sinh sống tại đây, việc xuống cấp của các hạng mục tại chung cư tuy có ảnh hưởng phần nào đến cuộc sống của họ, thế nhưng do đã quá quen thuộc với cuộc sống nơi đây, nên họ vẫn chọn cách gắn bó lâu dài. Bà Lê Thị Ngọc Danh sinh sống tại chung cư này đã 50 năm qua, với bà ở đây không chỉ có kỷ niệm mà còn là nơi giúp bà cũng như những cư dân khác kiếm sống, có thu nhập ổn định. Đặc biệt, bà Danh cho hay, mình rất quan tâm tới việc chính sách bồi thường và tái định cư để sau này có thể tiếp tục cuộc sống mới.Đối với dự án cải tạo cụm chung cư Ngô Gia Tự đã được UBND Q.10 đưa vào kế hoạch nhiều năm nay. Tuy nhiên, việc triển khai dự án vẫn chưa được thực hiện do ngân sách hạn hẹp, nên chủ trương hiện tại là mời gọi nhà đầu tư để huy động vốn từ doanh nghiệp. Đồng thời, Chủ tịch UBND TP.HCM đã giao giám đốc Sở Xây dựng khẩn trương hoàn tất công tác kiểm định chất lượng chung cư trong tháng 6.2025.Bên cạnh đó, nghiên cứu các quy định pháp luật và kinh nghiệm của một số địa phương để hướng dẫn UBND Q.10 lập quy hoạch chi tiết 1/500 để xây dựng các nhiệm vụ, chỉ tiêu quy hoạch cụ thể và mời gọi nhà đầu tư có kinh nghiệm nghiên cứu, lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Thực hiện trước ngày 28.2.
Giải bóng đá chăm lo tết cho đồng bào Kor tại Quảng Ngãi
Xu Hướng 24 là chương trình trực tiếp bàn luận về kinh tế, xã hội, được phát trực tiếp từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần trên các nền tảng Báo Thanh Niên.

'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' hé lộ hình ảnh đầu tiên
Hoa hậu cùng lội bùn cải tạo cảnh quan cho các dòng kênh
Công điện của Thủ tướng gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế; các bộ: NN-PTNT, Y tế, TN-MT, LĐ-TB-XH, TT-TT.Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nêu trên chủ động theo dõi sát tình hình và dự báo thời tiết; tuyên truyền, vận động, phổ biến cho người dân các phương pháp, kỹ năng phòng, chống rét an toàn, hiệu quả... (không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người); phòng, chống cháy nổ khi sưởi ấm. Kịp thời cung cấp thuốc men, khám chữa bệnh kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng người dân ốm vì rét mà không tiếp cận được dịch vụ y tế và chữa trị trong dịp tết.Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại, có sương muối, chỉ đạo, hướng dẫn nông dân có biện pháp chống rét cho các diện tích mạ xuân, không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ xuống thấp; không chăn thả, không cho trâu, bò cày bừa khi xảy ra rét đậm, rét hại.Đặc biệt, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng thiệt hại về người và cây trồng, vật nuôi bị chết nhiều do chủ quan, lơ là, không thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng, chống đói, rét (nhất là rét đậm, rét hại), dịch bệnh cho người dân và cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT tập trung chỉ đạo theo dõi sát diễn biến thời tiết, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện công tác phòng, chống rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng; chỉ đạo các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết.Bộ TN-MT chỉ đạo theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, rét đậm, rét hại để cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông truyền tải đến người dân biết và chủ động tích cực, triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả với rét đậm, rét hại, băng giá.Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông phổ biến kiến thức, hướng dẫn, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét hiệu quả, bảo đảm an toàn sức khỏe, tránh nguy cơ nhiễm độc khí khi đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng kín; chỉ đạo lực lượng y tế tuyến cơ sở bảo đảm cơ số thuốc chữa bệnh cần thiết, tổ chức khám chữa bệnh cho người dân, nhất là trong dịp tết.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến ngày 29.1, Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Trung Trung bộ trời rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ phổ biến từ 8 - 11 độ C, vùng núi 4 - 6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C; ở khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 12 - 15 độ C; ở khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 18 độ C.
Trao hơn 76,6 triệu đồng bạn đọc giúp đỡ 2 gia đình khó khăn
Nói về hệ thống e-Power, anh Long tỏ ra rất thích thú. Nhờ công nghệ này, chiếc Nissan Kicks vận hành rất mạnh mẽ và và đặc biệt tăng tốc cực kỳ dứt khoát, không hề cảm nhận được độ trễ chân ga như các dòng xe sử dụng động cơ xăng/dầu.
kuwin
Sáng 13.3, báo Người Lao Động tổ chức Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2025 với chủ đề "Giải pháp đột phá để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%". TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhận định thể chế là nhân tố quyết định thành bại của một quốc gia. Từ năm 2011, thể chế đã trở thành rào cản, là điểm nghẽn của phát triển kinh tế. Đảng đã xác định ba khâu đột phá chiến lược, trong đó thể chế là một trong ba khâu quan trọng nhất. Tuy nhiên, nhiều năm qua, chúng ta chưa tạo ra được đột phá thực sự, khiến thể chế trở thành "điểm nghẽn của điểm nghẽn". Mặc dù lựa chọn chiến lược là đúng đắn nhưng cách thức thực hiện lại chưa phù hợp, dẫn đến tình trạng bế tắc. Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã chỉ ra vấn đề này. Nguyên nhân là do hệ thống pháp luật được xây dựng dựa trên tư duy "hiểu đến đâu thì cho làm đến đó", quản không được thì cấm. Tư duy này đã tạo ra nhiều quy định, nhiều công cụ quản lý và hàng loạt thủ tục hành chính phức tạp, gây cản trở cho sự phát triển cũng như đặt người dân và doanh nghiệp đứng trước rủi ro pháp lý rất lớn. Chi phí tuân thủ được tính toán cũng không thấm gì so với chi phí cơ hội bị mất, một dự án kéo dài 3-7 năm là chi phí cơ hội rất lớn. "Chưa bao giờ tôi cảm thấy chúng ta có thời điểm thuận lợi như vậy. Chúng ta có những thảo luận cởi mở, không có hạn chế gì về cải cách thể chế. Phải được nghĩ khác, làm khác thì mới có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao như thế. Đảng và Trung ương đã chọn bộ máy là khâu đột phá về thể chế. Điều này cho thấy việc tinh gọn bộ máy, tinh gọn con người là cho thấy con người là khâu quyết định về thể chế, quyết định chất lượng hiệu lực của thực thi. Đây là một sự thay đổi rất lớn, phản ánh tư duy mới trong quản trị quốc gia", TS Nguyễn Đình Cung chia sẻ.Vị chuyên gia này lý giải thêm, việc sắp xếp lại bộ máy hành chính, xóa bỏ những hạn chế do giới hạn địa lý sẽ mở ra không gian phát triển đa chiều, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với tinh gọn về bộ máy, sẽ có một cuộc cách mạng tinh gọn về hệ thống pháp luật. Theo quan điểm của Tổng Bí thư Tô Lâm là cùng một nội dung, cùng một vấn đề thì chỉ nên quy định 1 luật duy nhất. Điều này làm giảm đi rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh mà tự do an toàn là vấn đề số 1 để phát triển kinh doanh. Quốc hội không nên đặt KPI là số lượng luật được ban hành mà nên đo lường bằng số lượng bao nhiêu luật được loại bỏ. TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh: Tinh gọn bộ máy chính là "đột phá của đột phá". Để lựa chọn bộ máy tốt nhất, con người phải là yếu tố được ưu tiên hàng đầu. Chỉ khi đó, hiệu năng, hiệu quả và hiệu lực mới được nâng cao, từ đó thúc đẩy cải cách thể chế mạnh mẽ hơn. Đây sẽ là động lực để đạt được tăng trưởng kinh tế 8% trong năm nay và hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số trong những năm tiếp theo.Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế - TS Trần Du Lịch cũng cho biết, ông cảm nhận rằng chưa bao giờ Việt Nam có được một bầu không khí và niềm tin mạnh mẽ như hiện nay, kể từ khi Trung ương phát đi thông điệp bước vào kỷ nguyên mới. Đây là thuận lợi rất lớn cho sự phát triển của đất nước. Dân tộc Việt Nam có truyền thống kiên cường, khi đứng trước áp lực thì mới nỗ lực vượt qua được. Năm 1986, áp lực của chúng ta là tình trạng nghèo đói và không có cách nào khác ngoài việc phải đổi mới để vượt qua. Hiện nay, áp lực đến từ thông điệp rất rõ ràng của Tổng Bí thư: Nếu chúng ta không đạt được mức tăng trưởng hai con số thì đến năm 2045, Việt Nam sẽ khó có cơ hội trở thành một quốc gia phát triển có trình độ cao. Khi đó, chúng ta không còn lợi thế dân số vàng, rơi vào tình trạng “chưa giàu đã già”."Tôi xin nhấn mạnh rằng mục tiêu tăng trưởng hai con số trong năm nay không chỉ là một con số đơn thuần mà là khát vọng của cả dân tộc. Nếu không thực hiện được, chúng ta sẽ mất cơ hội trở thành quốc gia phát triển ngang tầm thế giới. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tiến hành một cuộc cách mạng thực sự về thể chế. Hiện nay, các kết luận về sắp xếp bộ máy đang được triển khai đồng bộ với việc giải quyết các quy định chồng chéo. Mỗi thủ tục hành chính cần được cắt giảm ít nhất 30%, thậm chí có thể nhiều hơn. Đây là vấn đề phải làm cho được, song song tổ chức lại bộ máy hành chính chính quyền địa phương 2 cấp phải phân cấp phân quyền cho địa phương mạnh hơn, địa phương tự quyết và tự chịu trách nhiệm. Có như vậy mới là cách mạng đúng nghĩa, tạo thể chế tinh gọn đúng nghĩa", TS Trần Du Lịch phát biểu.TS Trần Du Lịch:Nếu năm nay Việt Nam tăng trưởng 8%, GDP tuyệt đối sẽ tăng thêm khoảng 38 - 40 tỉ USD. Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 400 tỉ USD nhưng chỉ khoảng 30-35% giá trị trong đó đóng góp trực tiếp vào GDP. Năm nay, giả định xuất khẩu tăng trưởng như kế hoạch thì phần đóng góp của xuất khẩu vào GDP chỉ khoảng 14 - 15 tỉ USD nhưng đây là một thách thức không nhỏ. Vì vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng, chúng ta cần dựa vào các động lực khác, đặc biệt là tổng đầu tư toàn xã hội từ những năm trước. Đầu tư công chỉ là một phần trong tổng đầu tư của toàn xã hội. Bên cạnh đó, nguồn vốn tín dụng cũng là một nguồn đầu tư lớn. Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng 16%, tương đương khoảng 2,5 triệu tỉ đồng bơm vào nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu vốn không được đưa vào sản xuất, kinh doanh mà chảy vào chứng khoán hay bất động sản thì nguy cơ rơi vào tình trạng tăng trưởng ảo, bong bóng tài chính như năm 2016 là rất lớn.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư